Không ít người ở độ tuổi 20 - 40 lâm vào tình trạng "bất lực" nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Khi bất lực cần điều trị đúng cách, tránh mắc phải những sai lầm "bổ thận tráng dương" thái quá mà dẫn đến hậu quả "tiền mất tật mang".
Khỏe mạnh cũng "bất lực"
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết "bất lực", hay còn gọi là rối loạn cương dương, đông y gọi là "dương nuy", là một chứng bệnh đang có xu hướng gia tăng. Bệnh không chỉ gặp ở quý ông tuổi "mãn dục" mà cả người trẻ.
Thường thì khi lâm vào trạng thái bất lực ở các mức độ khác nhau, cánh "mày râu" hay tìm đến đông y để tư vấn và trị liệu. Đó là một thói quen tốt, bởi lẽ trong lĩnh vực này các biện pháp của y học cổ truyền tỏ ra có nhiều thế mạnh.
Nhưng, điều đáng nói ở đây là nhiều khi cả thầy thuốc và người bệnh đều bị mắc phải những quan niệm sai lầm không đáng có, từ đó dẫn đến hậu quả người bệnh "tiền mất tật mang", còn thầy thuốc thì suy giảm uy tín. Vậy, những sai lầm đó là gì?
Trước hết là quan niệm cho rằng: nguyên nhân của chứng bất lực chính là do "thận hư". Vì nhiều lý do khác nhau, khi lâm vào trạng thái bất lực, không ít bệnh nhân nghĩ ngay rằng thận của mình quá kém và tự động đi tìm những vị thuốc đông y có tác dụng bổ thận tráng dương để trị liệu.
Quan niệm này lại càng trở nên sâu sắc khi không may họ được tư vấn bởi các "lang băm" chính hiệu. Xét trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn thì điều đó là hết sức sai lầm.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết theo y học cổ truyền, bất lực thuộc vào phạm vi chứng "dương nuy" mà nguyên nhân gây nên rất phức tạp như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý);
Lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp…), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở lụy (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...
Những nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên chứng dương nuy với nhiều loại hình bệnh lý khác nhau như Can khí uất kết, Can kinh thấp nhiệt, Tâm tỳ lưỡng hư, Khí trệ huyết ứ, Hàn ngưng can mạch, Khủng nộ thương thận, Thận dương hư tổn, Âm hư hỏa vượng… và theo đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau.
"Ví như, với thể bệnh bất lực do Tâm tỳ lưỡng hư (hai tạng tâm và tỳ cùng hư tổn dẫn đến) thì phương thức trị liệu phải là Kiện tỳ dưỡng tâm, an thần định chí và lấy cổ phương Quy tỳ thang làm bài thuốc chủ đạo để gia giảm" - bác sĩ nói.
"Thực tế lâm sàng cho thấy không ít người ở vào độ tuổi 20 - 40 lâm vào tình trạng bất lực nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các biểu hiện của hội chứng thận hư (thận theo quan niệm của đông y) như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, răng long tóc rụng...
Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực ở họ là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết) tác động, trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như Can khí uất kết, Tâm tỳ lưỡng hư...", bác sĩ Toàn nhấn mạnh
Cẩn thận bổ quá hóa "căng"
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, quan niệm cho rằng chỉ cần dùng những vị thuốc và bài thuốc có công dụng bổ thận tráng dương là có thể chữa khỏi bệnh bất lực, từ đó đi đến việc sùng bái thuốc tráng dương, cường dương là sai lầm.
Nhưng điều đáng nói là trong khi bản thân người bệnh không có kiến thức chuyên môn và đang rất hoang mang (nam giới mắc chứng này thường e ngại, khó nói), thì một số "lang băm" và người kinh doanh đông dược lại vô tình hoặc cố ý khuếch đại một cách quá mức về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương, khiến cho "con bệnh" vì quá tin mà lạm dụng.
Hậu quả là bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện, mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...
Đối với những người bị bệnh bất lực do dùng tân dược để trị liệu cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương, ôn nhiệt là hết sức nguy hiểm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu dùng kéo dài thuốc tráng dương có thể gây ức chế sự hưng phấn của trục nội tiết vùng dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn vốn có vai trò rất lớn trong việc cường dương. Hơn nữa, lạm dụng thuốc tráng dương có thể còn làm cho tuyến tiền liệt ở nam giới phì đại nhanh chóng và dễ dẫn đến trạng thái ung thư hóa.
Bất lực là chứng bệnh ảnh hưởng lớn tới tâm, sinh lý không chỉ của người đàn ông, mà còn ảnh hưởng cả tới bạn đời. Để điều trị có kết quả tốt cần kiên trì dùng đúng thuốc, tập luyện thể thao, khí công, dưỡng sinh, ngồi thiền để giảm stress... Đặc biệt, người bạn đời phải thông cảm, sẻ chia để sớm "chữa lành" tình trạng khó nói này.
Khỏe mạnh cũng "bất lực"
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết "bất lực", hay còn gọi là rối loạn cương dương, đông y gọi là "dương nuy", là một chứng bệnh đang có xu hướng gia tăng. Bệnh không chỉ gặp ở quý ông tuổi "mãn dục" mà cả người trẻ.
Thường thì khi lâm vào trạng thái bất lực ở các mức độ khác nhau, cánh "mày râu" hay tìm đến đông y để tư vấn và trị liệu. Đó là một thói quen tốt, bởi lẽ trong lĩnh vực này các biện pháp của y học cổ truyền tỏ ra có nhiều thế mạnh.
Nhưng, điều đáng nói ở đây là nhiều khi cả thầy thuốc và người bệnh đều bị mắc phải những quan niệm sai lầm không đáng có, từ đó dẫn đến hậu quả người bệnh "tiền mất tật mang", còn thầy thuốc thì suy giảm uy tín. Vậy, những sai lầm đó là gì?
Trước hết là quan niệm cho rằng: nguyên nhân của chứng bất lực chính là do "thận hư". Vì nhiều lý do khác nhau, khi lâm vào trạng thái bất lực, không ít bệnh nhân nghĩ ngay rằng thận của mình quá kém và tự động đi tìm những vị thuốc đông y có tác dụng bổ thận tráng dương để trị liệu.
Quan niệm này lại càng trở nên sâu sắc khi không may họ được tư vấn bởi các "lang băm" chính hiệu. Xét trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn thì điều đó là hết sức sai lầm.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết theo y học cổ truyền, bất lực thuộc vào phạm vi chứng "dương nuy" mà nguyên nhân gây nên rất phức tạp như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý);
Lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp…), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở lụy (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...
Những nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên chứng dương nuy với nhiều loại hình bệnh lý khác nhau như Can khí uất kết, Can kinh thấp nhiệt, Tâm tỳ lưỡng hư, Khí trệ huyết ứ, Hàn ngưng can mạch, Khủng nộ thương thận, Thận dương hư tổn, Âm hư hỏa vượng… và theo đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau.
"Ví như, với thể bệnh bất lực do Tâm tỳ lưỡng hư (hai tạng tâm và tỳ cùng hư tổn dẫn đến) thì phương thức trị liệu phải là Kiện tỳ dưỡng tâm, an thần định chí và lấy cổ phương Quy tỳ thang làm bài thuốc chủ đạo để gia giảm" - bác sĩ nói.
"Thực tế lâm sàng cho thấy không ít người ở vào độ tuổi 20 - 40 lâm vào tình trạng bất lực nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các biểu hiện của hội chứng thận hư (thận theo quan niệm của đông y) như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, răng long tóc rụng...
Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực ở họ là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết) tác động, trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như Can khí uất kết, Tâm tỳ lưỡng hư...", bác sĩ Toàn nhấn mạnh
Cẩn thận bổ quá hóa "căng"
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, quan niệm cho rằng chỉ cần dùng những vị thuốc và bài thuốc có công dụng bổ thận tráng dương là có thể chữa khỏi bệnh bất lực, từ đó đi đến việc sùng bái thuốc tráng dương, cường dương là sai lầm.
Nhưng điều đáng nói là trong khi bản thân người bệnh không có kiến thức chuyên môn và đang rất hoang mang (nam giới mắc chứng này thường e ngại, khó nói), thì một số "lang băm" và người kinh doanh đông dược lại vô tình hoặc cố ý khuếch đại một cách quá mức về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương, khiến cho "con bệnh" vì quá tin mà lạm dụng.
Hậu quả là bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện, mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...
Đối với những người bị bệnh bất lực do dùng tân dược để trị liệu cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương, ôn nhiệt là hết sức nguy hiểm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu dùng kéo dài thuốc tráng dương có thể gây ức chế sự hưng phấn của trục nội tiết vùng dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn vốn có vai trò rất lớn trong việc cường dương. Hơn nữa, lạm dụng thuốc tráng dương có thể còn làm cho tuyến tiền liệt ở nam giới phì đại nhanh chóng và dễ dẫn đến trạng thái ung thư hóa.
Bất lực là chứng bệnh ảnh hưởng lớn tới tâm, sinh lý không chỉ của người đàn ông, mà còn ảnh hưởng cả tới bạn đời. Để điều trị có kết quả tốt cần kiên trì dùng đúng thuốc, tập luyện thể thao, khí công, dưỡng sinh, ngồi thiền để giảm stress... Đặc biệt, người bạn đời phải thông cảm, sẻ chia để sớm "chữa lành" tình trạng khó nói này.